True
Nhược Thị, Mắt lười
11 tháng 12, 2019 bởi
SALEM

NHƯỢC THỊ, MẮT LƯỜI: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

 

NHƯỢC THỊ LÀ GÌ?

Mắt lười (Nhược thị) thường ảnh hưởng trẻ em và dễ để điều trị. Nhưng nếu không được điều trị, nó sẽ vĩnh viễn ảnh hưởng đến thị lực.

MẮT LƯỜI Ở THỜI THƠ ẤU

Mắt lười thường phát triển khi trẻ lên 4 tuổi.

Bệnh xảy ra khi lượng ánh sáng vào một mắt bị giảm, dẫn đến các chất lượng thị giác khác nhau, vì một mắt sẽ yếu hơn mắt còn lại. Dần dần theo thời gian, não sẽ 'học' cách phớt lờ hình ảnh nhận được từ mắt yếu và chỉ chấp nhận hình ảnh từ mắt mạnh hơn.

TẠI SAO ĐIỀU NÀY LẠI XẢY RA?

Mắt lười do những tình trạng khác ảnh hưởng đến thị lực:

Lé: Vấn đề của các cơ vận nhãn dẫn đến sự không thẳng hàng của hai mắt.

Cận hay viễn thị nặng: Một mắt không có khả năng tập trung đúng có thể làm mắt mạnh hơn phải làm việc nhiều hơn và mắt còn lại trở nên 'lười'.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Thường có lúc mới đẻ, đục thủy tinh thể bẩm sinh ở một mắt có thể làm thị lực trẻ em ở một mắt trở nên mờ đục, mắt còn lại phải làm việc nhiều hơn.

Làm sao để phát hiện? Không có triệu chứng cụ thể của mắt lười, nhưng trẻ em thường thấy kém rõ với mắt bị ảnh hưởng. Cha mẹ có thể để ý thấy trẻ nghiêng đầu để nhìn một vật ở xa. Trẻ em có thể hay che một mắt, hoặc có thói quen nheo mắt để nhìn vật.

Điều trị: Mắt lười thường đơn giản để điều trị, nhưng có thể mất nhiều thời gian. Nếu không được phát hiện, thị lực có thể bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Nhược thị có thể được chuẩn đoán trong khoảng 5 đến 6 tuổi. Vấn đề tìm ẩn cần được xử lí - ví dụ, kính thuốc có thể điều chỉnh mắt yếu hơn. Mắt tốt hơn có thể cần được che bởi một miếng che mắt trong một thời gian, để làm cho mắt bị ảnh hưởng tốt lên. Hãy đến gặp chuyên gia mắt nếu như bạn nghi ngờ con mình bị bệnh mắt lười.

KHÁM MẮT THƯỜNG XUYÊN CÓ THỂ PHÁT HIỆN RA MẮT LƯỜI SỚM.

SALEM 11 tháng 12, 2019
Share this post
Tag
Lưu trữ

To install this Web App in your iPhone/iPad press and then Add to Home Screen.